Công nghệ màn hình OLED và AMOLED đang được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm công nghệ như: Điện thoại,máy tính…Với 2 loại công nghệ này có những ưu nhược điểm khác nhau để phù hợp với từng yêu cầu của người sử dụng. Cuộc chiến công nghệ giữa màn hình OLED và AMOLED là cuộc chiến khá gay gắt. Người dùng đứng trước những lựa chọn khó khăn khi không biết nên lựa chọn loại màn hình nào. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt những điểm khác biệt giữa OLED và AMOLED. Để có thể lựa chọn sản phẩm sử dụng tốt hơn.
Cuộc chiến công nghệ giữa màn hình OLED và AMOLED
Trước tiên, là những điểm khác biệt giữa 2 dòng công nghệ màn hình OLED và AMOLED qua khái niệm màn hình:
Khái niệm AMOLED và OLED
Công nghệ màn hình AMOLED là gì?
AMOLED là cụm từ viết tắt của (Active Matrix Organic Light Emitting Diode). Là công nghệ màn hình phát quang hữu cơ ma trận động. Samsung chính là đơn vị sáng tạo và phân phối ra loại màn hình công nghệ này.
Màn hình AMOLED được cấu thành từ các điểm ảnh sắp xếp theo cấu trúc ma trận Pentile. Những điểm ảnh được điều khiển bởi một dòng điện cho phép chúng tự phát sáng. Chính vì thế, nó sẽ tiết kiệm được một lượng điện năng tiêu thụ đáng kể.
Cấu tạo của màn hình AMOLED
Mỗi điểm ảnh của màn hình AMOLED chỉ có thể hiển thị theo màu sắp xếp. Chúng được sắp xếp theo thứ tự là đỏ – xanh dương – xanh lá. Khác với thứ tự chuẩn của công nghệ màn hình LCD là đỏ – xanh lá-xanh dương. Chính vì thế mà màn hình AMOLED bị ám màu xanh khá nhiều.
Công nghệ màn hình OLED là gì?
OLED là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh (Organic Light Emitting Diode). Là màn hình công nghệ có cấu tạo mới. Bao gồm các Diode phát sáng hữu cơ, có khả năng phát sáng khi dòng điện chạy qua.
Màn hình OLED được ứng dụng rộng rãi trên màn hình smartphone
Đây là loại công nghệ màn hình phát quang, nó được đánh giá cao hơn LCD truyền thống.
So sánh màn hình OLED và AMOLED
Màn hình OLED
Ưu điểm:
- Hình ảnh sắc nét, sinh động
- Độ sáng màn hình và độ tương phản cao
- Màu đen hiển thị sâu hơn
- Có khả năng tùy biến theo hình dạng thiết kế, kích thước khác nhau
- Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ
- Góc màn hình rộng hơn
- Đạt tiêu chuẩn hiển thị tối ưu: HDR 10 và Dolby Vision.
Nhược điểm:
- Chi phí sản xuất màn hình khá cao
- Tuổi thọ màn hình thấp, không được sử dụng trong môi trường ẩm thấp.
- Xuất hiện hiện tượng Burn – in
Màn hình AMOLED
Ưu điểm:
- Màu sắc hiển thị rực rỡ, nịnh mắt
- Độ sáng và độ tương phản cao, màu đen được hiển thị sâu
- Màn hình AMOLED tiết kiệm lượng điện năng hơn so với các dòng công nghệ khác
- Thiết kế có kích thước nhỏ gọn. Có thể ứng dụng trong các sản phẩm thiết bị công nghệ siêu mỏng
- Dễ dàng lựa chọn màu sắc hiển thị rực rỡ hoặc nhẹ dịu theo nhu cầu riêng
- Chịu được tác động lực tốt hơn.
Nhược điểm:
- Hạn chế về khả năng hiển thị ngoài trời.
- Hình ảnh không thể hiển thị sắc nét dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Với những so sánh về 2 loại màn hình công nghệ đang được nhiều người chú ý nhất hiện nay. Hi vọng, với bài viết về màn hình OLED và AMOLED. Quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về công nghệ màn hình. Và đưa ra cho mình những lựa chọn tốt nhất khi sử dụng các sản phẩm công nghệ trong tương lai.
Công ty công nghệ LED Phú Hưng
? Website: https://manhinhleddanang.com.vn
? Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Minh Chấn – P. Hòa Khánh Nam – Q.Liên Chiểu – Đà Nẵng
☎ Hotline: 0377.527.898
? Email: [email protected]